Lịch sử Vườn_quốc_gia_Bantimurung_–_Bulusaraung

Chuyến thám hiểm chính đầu tiên đến Bantimurung được thực hiện bởi Alfred Wallace từ tháng 7 đến 10 năm 1857. Sau đó, ông công bố kết quả khám phá của mình trong cuốn sách The Malay Archipelago (Quần đảo Mã Lai) khuyến khích nhiều nhà nghiên cứu đến thăm Maros.

Sau đó, trong giai đoạn 1970–1980, có năm khu bảo tồn được thiết lập ở vùng đá vôi Maros-Pangkep, bao gồm hai công viên tự nhiên (Bantimurung và Gua Pattunuang) và ba khu bảo tồn động vật hoang dã (Bantimurung, Karaenta và Bulusaurung). Năm 1993, đại hội Liên đoàn Hang động Quốc tế lần thứ 11 đã đề xuất Karst Maros-Pangkep là di sản thế giới. Hội thảo môi trường của trường đại học Hasanuddin cũng khuyến nghị cần phải bảo vệ khu vực này.[5] Hơn nữa, vào tháng 5 năm 2001, văn phòng Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) khu vực châu Á và Trung tâm Di sản thế giới của UNESCO đã tổ chức Diễn đàn Châu Á - Thái Bình Dương về hệ sinh thái karst và Di sản thế giới tại Sarawak, Malaysia. Điều này đã thuyết phục chính phủ Indonesia bảo tồn Maros-Pangkep. Cuối cùng vào năm 2004, bộ Lâm nghiệp tuyên bố giao 43.750 ha đất Bantimurung-Bulusaurung trở thành khu bảo tồn động vật hoang dã, công viên tự nhiên, khu bảo tồn rừng, rừng khai thác hạn chế, với tên gọi Vườn quốc gia Bantimurung – Bulusaraung.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vườn_quốc_gia_Bantimurung_–_Bulusaraung http://www.gatra.com/hiburan/wisata/10898-qspectac... http://www.indonesiawonder.com/en/tour/waterfall/b... http://www.indonesiawonder.com/id/tour/wisata-umum... http://sains.kompas.com/read/2012/05/09/17493818/K... http://tanahair.kompas.com/read/2012/09/10/1515167... http://www.natureindonesia.org/ http://www.tn-babul.org/ //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://rmbr.nus.edu.sg/rbz/biblio/39/39rbz059-073.... http://www.jakpost.travel/news/photo-story-belaes-...